Xóa bỏ trường, lớp điểm lẻ - tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục
Cụ thể
Báo Bình Phước online ra ngày 27/8/3016 có đăng bài “Học sinh ấp Dên Dên có
nguy cơ thất học” của tác giả Hạ Băng; Báo Khoa học và thời đại online ra ngày
25/8/2016 có đăng phóng sự video “Xóa sổ
điểm trường, nhiều học sinh đứng trước nguy cơ bỏ học” của nhóm tác giả D. Quyền
– B. Long – T. Khoa; Báo Thanh niên ra ngày 25/8/2016 có đăng bài “Xóa bỏ điểm
trường, nhiều học sinh có nguy cơ thất học” của tác giả Phước Hiệp; Báo ANTV ra
ngày 21/8/2016 có đăng bài “Nguy cơ học sinh cả ấp bỏ học vì đóng của điểm
trường” của tác giả BT.
Lãnh đạo huyện Đồng Phú hoan nghênh
các quý báo đã quan tâm đến địa phương. Tuy nhiên, các bài viết trên đã phản
ánh chưa đúng với thực tế tình hình và chủ trương của UBND huyện, dẫn đến gây
hiểu nhầm cho bạn đọc và nhân dân. Để giúp mọi người có cái nhìn toàn cảnh,
khách quan, chân thực về tình hình học sinh ở ấp Dên Dên, chúng tôi đã đi thực
tế, gặp gỡ, trao đổi với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh nhằm tìm
hiểu ngọn nguồn của sự việc mà dư luận đang quan tâm.
Qua tìm hiểu được biết, Trường tiểu
học Tân Phú được UBND tỉnh Bình Phước công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức
độ 1 từ năm 2011. Trong năm học 2015 – 2016 trường có 34 lớp với
1.086 học sinh học ở 2 điểm trường (điểm chính nằm đối diện UBND thị trấn Tân
Phú 29 lớp với 1.024 học sinh; điểm lẻ ấp Dên Dên 5 lớp với 56 học sinh). Riêng
ở điểm lẻ (Dên Dên) với 56 học sinh nhưng nhà trường phải bố trí 5 giáo viên
chủ nhiệm, ngoài ra còn bố trí thêm giáo viên chuyên (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể
dục…). Tuy nhiên, theo cô Phan Thị Ly Vi, Tổng phụ trách đội trường tiểu học
Tân Phú cho biết: các em ở điểm lẻ ấp Dên Dên rất ít khi được tham gia các hoạt
động tập trung do nhà trường tổ chức do đó các em còn chưa tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể,
các em chưa được thể hiện và phát huy tốt các kỹ năng: nhanh nhẹn, khéo léo,
sáng tạo của bản thân… Trong khi đó các em học sinh được học tập ở điểm chính
cơ sở vật chất được đảm bảo, các em được tham gia các câu lạc bộ đội nhóm nòng
cốt, được giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống … nên các em tự tin và mạnh dạn
hơn trong giao tiếp cũng như phát huy khả năng sáng tạo của các em. Đây là
thiệt rất lớn đối với học sinh tại các điểm trường lẻ nói chung, điển trường ấp
Dên Dên nói riêng.
Tiết học TD của các em HS trường TH Tân Phú ở điểm Trung tâm GDTX (cũ)
Năm học
2016-2017 tại điểm trường ấp Dên Dên có 63 em. Trong đó 9 em lớp 1; 16 em lớp 2; 12 em lớp 3; 10 em lớp 4 và 12 em lớp 5 ra lớp học tại điểm chính và
4 em chuyển đến trường TH Tân Tiến, TH Tân Lập B, TH Đồng Tiến B và trường TH
Tiến Hưng B theo nguyện vọng của gia đình. Tháng 7/2016, UBND huyện có chủ trương xóa bỏ một số điểm lẻ có học
sinh ít, khoảng cách không quá xa với điểm chính, điều kiện đi lại không quá
khó khăn như điểm Đồng Bia của xã Tân Lợi, điểm Thuận Tân C của trường tiểu học
Thuận Lợi A, điểm Dên Dên của trường tiểu học Tân Phú… nhằm tránh việc đầu tư,
tu sửa cơ sở vật chất một cách dàn trải, trong điều kiện ngân sách còn đang khó
khăn. Đặc biệt là tránh việc lãng phí nguồn nhân lực (thực hiện theo Nghị định
108/NĐ-CP về việc tinh giảm biên chế) cũng như tạo điều kiện cho các em được
học tập tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển năng khiếu toàn
diện về Đức - Trí – Thể - Mỹ (theo Nghi
quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung Đảng khóa XI).
Các em HS tham gia học nhóm tại điểm trường mới
Xuất
phát từ những yếu tố trên UBND huyện
đã chỉ đạo cho UBND thị trấn Tân Phú tổ chức họp dân, lấy ý kiến về việc xóa bỏ điểm Dên Dên; theo đó ngày
27//7/2016 UBND thị trấn Tân Phú và trường tiểu học Tân Phú đã tổ chức họp phụ
huynh học sinh. Tại cuộc họp này có một số ý kiến của phụ huynh không muốn con
chuyển ra điểm chính học vì lý do đường xa, bận đi làm nên khó khăn trong việc
đưa đón các cháu ... Qua phân tích của lãnh đạo UBND thị trấn, Ban giám hiệu
trường và Ban điều hành ấp, các phụ huynh học sinh đã thống nhất với chủ trương
của huyện.
Phụ huynh học sinh chờ đón các em sau buổi học tại điểm trường mới
Có thể thấy,
chủ trương sáp nhập trường lớp điểm lẻ là cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu
giáo dục và đào tạo dài hạn theo đúng định hướng, phù hợp với nhu cầu phát
triển của xã hội. Hầu hết các trường sau khi sáp nhập đều tập trung được công
tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí chuyên môn, tăng cường được
các hoạt động trao đổi, dự giờ, thăm lớp... Học sinh và giáo viên có môi trường
thuận lợi hơn để thi đua dạy tốt, học tốt. Tất nhiên, quá trình sáp nhập sẽ dẫn
đến những xáo trộn cho phụ huynh lẫn học sinh, nhưng vì lợi ích chung và lâu
dài thì rất cấn đến sự ủng hộ của người dân. Đã đến lúc chúng ta cần phải
thay đổi, nếu giữ mãi tư duy cũ thì chúng ta sẽ không bao giờ có không gian
mới.
Một tiết học của các em HS trường TH Tân Phú tại điểm trường mới
Một góc sân trường ở điểm trường mới
Xuân Túc -
lvtrung